Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 Th_706423obhm2yl2atForumĐắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 71189gsj9zvs4geGalleryĐắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 50342lnxn0mrluvHelpĐắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 Nameic12Quà tặng valentineĐắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 131232ztxvqqe63qMusicĐắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 Th_subforum_newNews

:: Quên mật khẩu? ::
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Forum 12a1
  • Forum 12a1
Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. Trả lờiĐắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - 122 Trả lời
Mật Thư ! Trả lờiMật Thư ! - 57 Trả lời
admin hát đây! kakaka b-) Trả lờiadmin hát đây! kakaka b-) - 46 Trả lời
Gấp máy bay giấy cho con! Trả lờiGấp máy bay giấy cho con! - 45 Trả lời
hết say rùi xỉn, xỉn rùi lại say :)) Trả lờihết say rùi xỉn, xỉn rùi lại say :)) - 34 Trả lời
Chú ý... Wanh Nhau ...:)) Trả lờiChú ý... Wanh Nhau ...:)) - 33 Trả lời
Hê hê... Vài cái ảnh ở tp mới Trả lờiHê hê... Vài cái ảnh ở tp mới - 29 Trả lời
Thi Bằng Lái xe Police of Mỹ !!! => Khủng ! Trả lờiThi Bằng Lái xe Police of Mỹ !!! => Khủng ! - 28 Trả lời
Tức cái "Thỉnh thầy" lắm rùi nha! Trả lờiTức cái "Thỉnh thầy" lắm rùi nha! - 27 Trả lời
Game khó nhất thế giới! Trả lờiGame khó nhất thế giới! - 25 Trả lời
[share] 12 câu hỏi và trả lời ôn tập Đướng lối Đảng (group made) lượt xem[share] 12 câu hỏi và trả lời ôn tập Đướng lối Đảng (group made) - 10332 Xem
Share vài cái banner đẹp lượt xemShare vài cái banner đẹp - 7492 Xem
Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. lượt xemĐắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - 7193 Xem
Những thứ mà con cái chúng ta sẽ không bao giờ biết...! lượt xemNhững thứ mà con cái chúng ta sẽ không bao giờ biết...! - 4910 Xem
Gấp máy bay giấy cho con! lượt xemGấp máy bay giấy cho con! - 4782 Xem
KHÓA TU MÙA HÈ - CHÙA HOẰNG PHÁP lượt xemKHÓA TU MÙA HÈ - CHÙA HOẰNG PHÁP - 4532 Xem
Tổng hợp những bài hát làm rung động lòng người (live hết nhé) lượt xemTổng hợp những bài hát làm rung động lòng người (live hết nhé) - 4425 Xem
admin hát đây! kakaka b-) lượt xemadmin hát đây! kakaka b-) - 3657 Xem
Mật Thư ! lượt xemMật Thư ! - 3629 Xem
Hộp đựng quà handmade lượt xemHộp đựng quà handmade - 2914 Xem
hachiko nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Sat Apr 22, 2017 12:48 am ...
:CÁC BẠN ƠI!!! RA ĐÂY MÀ XEMMMM
hachiko nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Sun Dec 16, 2012 1:46 pm ...
:chùa bà đanh là đây sao Laughing
Sún nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Thu Apr 12, 2012 6:50 pm ...
: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 2833161931 Đã từ rất lâu rồi, trong anh định nghĩa 2 tiếng yêu thương anh không thể trao cho ai kể từ khi anh có em... Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 316205213
.............................................
=> http://mp3.zing.vn/bai-hat/Thu-Cuoi-Yanbi-ft-Mr-T/ZWZECED8.html goodbye
Sún nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Thu Apr 12, 2012 6:48 pm ...
: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 2833161931 Đã từ rất lâu rồi, trong anh định nghĩa 2 tiếng yêu thương anh không thể trao cho ai kể từ khi anh có em... Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 316205213
.............................................
=> http://mp3.zing.vn/bai-hat/Thu-Cuoi-Yanbi-ft-Mr-T/ZWZECED8.html
Sún nhắn với»Tất cả thành viên
gửi vào lúc Thu Apr 12, 2012 6:45 pm ...
:Đã từ rất lâu rồi, trong anh định nghĩa 2 tiếng yêu thương anh không thể trao cho ai kể từ khi anh có em... cười nhăn răng Smile
Cool .............................................
=> http://mp3.zing.vn/bai-hat/Thu-Cuoi-Yanbi-ft-Mr-T/ZWZECED8.html

Share | 
Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Mr.D
moderator
moderator
Mr.D
Nam
Cung hoàng đạo : Thiên Bình
Post : 259
Points : 5223
thanked : 9
Tham gia : 17/11/2010
Tuổi : 31
Status : Bình Dương

Bài gửiĐắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiMon Dec 06, 2010 2:12 pm
Status:
First topic message reminder :

Những lời sau đây tôi nói ra ko bík các bạn cóa tin ko. Bây giờ đã qua 4 tháng ùi, sau khi bík được kết quả thi đại học ( kết quả rớt Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 162803 ). Tôi bùn đến nỗi phải giả tạo trước mặt mọi người. Lúc nào tôi cũng nở nụ cười 1 cách bất đắc dĩ và luôn trả lời 1 câu như hok cóa gì là quan trọng: " Rớt đai học thui! Thi lại mấy hồi !". Nhưng tôi là người bík rõ nhất về tôi, mấy đêm tôi hok ngủ được vì cứ suy nghĩ về chuyện đóa.
Cho đến khi mẹ tôi bảo tôi lên giúp việc cho cậu tôi ở thị xã Thủ Dầu Một. Tôi nghĩ rằng ở nhà mà cứ như vậy hoài sẽ hok ổn cho nên tôi đã quyết định lên giúp việc sẵn chuyện ôn thi cho tiện.
Khi lên đây, công việc giúp tôi dần dần quên đi quá khứ đó. Tôi hầu như quên luôn chuyện đó nữa. Và một ngày cuối tuần, trong khi dọn dẹp nhà. Tôi thấy cuốn Đắc nhân tâm ở dưới bàn làm việc của cậu tôi. Lúc đầu tôi hok thèm đọc vì tính của tôi là rất ghét đọc sách. Đặc biệt là những cuốn cóa bề dày quá khổ. Tôi đem trả lại cho cậu tôi. Cậu tôi nói là cậu làm mất cuốn sách này mấy tháng rồi. Tìm mãi hok được nên cậu tôi định mua 1 cuốn mới. Tôi tự hỏi mất rồi thì thui, làm gì phải mua lại cho mất công, huống chi là đã đọc qua rồi. Và câu hỏi đó tôi cũng phải hỏi cậu tôi cho bằng đươc. Cậu tôi trả lời: " Lúc trước cậu cũng là một người thô lỗ. Đến mấy năm sau thi được bạn tặng cho cuốn sách này trong 1 lần công tác ở Nha Trang. Đến khi cóa cuốn sách này cậu cũng chưa lần nào đọc tới 1 chữ. Một dịp tình cờ cả ngày hôm d0ó cúp điện. Quá rãnh rỗi nên cậu lôi cuốn sách đó ra đọc. Kể từ lần đó mỗi ngày cậu đều cầm cuốn sách và đọc". Tôi hỏi cuốn sách đó cóa gì hay mà cậu lại đọc. Cậu tôi nói:hay lắm chứ con đọc thử 1 trang đầu thui thử xem ! ". Và tôi đọc thử 1 trang, kế đó là nhiuề trang hơn nữa. Tôi hok bík nó có sức hút gì mà lại lôi cuốn tôi đến như vậy. Một ngưởi hok mê đọc sách như tôi mà lại ngồi đọc 1 cách say sưa đến vậy.
Chắc các bạn hok tin. Sau đây tôi xin được viết ra chương I của cuốn Đắc nhân tâm cho các bạn xem rùi nhận xét xem lời của tôi cóa đúng hay hok.

Đắc Nhân Tâm
Tác giả: Dale Carnegie
Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê
Chương 1: Muốn lấy mật đừng phá tổ ong.

Ngày 7 tháng 5 năm 1931, mười ngàn người ở chân thành Nữu Ước (New York) được mục kích một cuộc săn người sôi nổi chưa từng thấy. Một trăm năm mươi lính công an bao vây một căn phố để bắt tên y cũng mang hai cây súng sáu trong mình. Họ leo lên mái nhà chung quanh, dùng hơi cay và trong hơn một tiếng đồng hồ, cả một khu mỹ lệ nhất của Nữu Ước vang lên tiếng súng và tiếng "lạch tạch" của liên thinh. Crowley núp sau chiếc ghế đệm bông, bắn lại lính không ngừng.
Khi bắt được y rồi, viên giám đốc công an tuyên bố: "Nó vào hạng tội nhân nguy hiểm nhất. Nó muốn giết người là giết, không vì một lý do gì hết".
Nhưng còn chính tội nhân, Crowley, y tự xét y ra sao? Muốn biết, bạn hãy đọc hàng sau này mà y vừa chống cự với lính vừa viết để lại cho đời "Dưới lớp áp này, trái tim ta đập, chán ngán, nhưng thương người, không muốn làm hại một ai hết".
Không muốn làm hại ai hết! Vậy mà trước đó mấy ngày, khi một người lính lại gần y để hỏi y giấy phép lái xe hơi, thì y xả ngay một loạt súng, giết người đó tức thì. Một kẻ sát nhân không gớm máu như vậy mà còn tự khoe: "Trái tim thương người, không muốn làm hại một ai hết!".
Trước khi lên ngồi ghế điện để chịu tử hình tại khám Sing Sing, y còn than: "Tôi chỉ tự vệ mà người ta xử tôi như vậy đó".
Nghĩa là trong thâm tâm y, y nhất định không chịu nhận y có tội.
Bạn sẽ nói: "Thì chỉ có nó nghĩ thế, chứ còn ai lạ đời như vậy nữa".
Không đâu, thưa bạn: kẻ thù số một của nước Mỹ. Al Capone, tên đầu đảng ăn cướp đã làm cho châu thành Chicago kinh khủng, cũng nói: "Ta đã dùng những năm tươi đẹp nhất trong đời ta để mua vui cho thiên hạ, vậy mà phần thưởng chỉ là bị chửi và bị săn bắn như con thú dữ".
Mà cả Dutch Schluts, một trong những tên cướp lợi hại nhất ở Nữu Ước cũng tuyên bố với một ký giả rằng y là ân nhân của thiên hạ.
Viên Giám đốc khám Sing Sing, ông Lawes, viết "ở Sing Sing, những tội nhân đều tự cho họ cũng có tâm trạng thông thường khác đời chi hết. Cũng lý luận, giảng giải, tại sao chúng bị bắt buộc phải cạy tủ sắt hoặc bóp cò... và tuyến bố rằng bỏ tù chúng thật là bất công".
Nếu ba tên cướp đó và bọn khốn nạn đương nằm trong khám, tự cho mình vô tội như vậy thì những người mà chúng ta gặp mỗi ngày, ở ngoài đường, cả các bạn nữa, cả tôi nữa, chúng ta ra sao?
Cho nên ông John Wannamaker, một thương gia lớn, có lần đã tự thú: "Từ 30 năm nay, tôi đã hiểu rằng: sự chỉ trích chẳng ích lợi gì hết". ÔNg đã sớm hiểu bài học đó. Riêng tôi, tôi đã phải phấn đấu trong một phần ba thế kỷ trước khi thấy ló ra ánh sáng của chân lý này; "Dù người ta có lỗi nặng tới đâu, thì trong 100 lần, có tới 99 lần người ta cũng tự cho là vô tội".
Chỉ trích là vô ích (nó làm cho kẻ bị chỉ trích phải chống cự lại và tự bào chữa) mà còn nguy hiểm, oán thù. Hơn nữa, kẻ ta chỉ trích tự nhiên sẽ hằn học chỉ trích lại ta, như ông Tổng trưởng Bộ Nội vụ Albert Fall, vì ăn hối lộ 100.000 đồng mà dùng gươm súng đàn áp kẻ bị ức hiếp, sau vỡ lỡ, bị ngồi khám, làm cho dư luận toàn quốc oán hờn Chính Phủ, Đảng Cộng Hoà suýt đổ, Tổng thống Harrding bị giày vò lo lắng đến đỗi ít năm sau thì chết. Vậy mà khi người trách y đã lợi dụng lòng tin cậy của bạn ông là ông Harding và phản ông, thì vợ y nhảy chồm chồm lên, khóc sướt mướt, vặn tay bứt tóc, rủa đời, la lớn: "Không! không! Chồng tôi không phản ai hết. Cả một toà nhà đầy vàng cũng không quyến rũ được chồng tôi. Chông tôi đã bị người ta phản."
Tâm trạng con người là như vậy đó. Kẻ làm quấy oán trách đủ mọi người, mà chẳng bao giờ oán trách mình cả. Bạn cũng như vậy mà tôi cũng như vậy. Cho nên từ nay, mỗi lần muốn chỉ trích ai, ta nên nhớ tới hai tướng cướp Capone và Crowley, tới lời chỉ trích ta thốt ra, cũng như con chim bồ câu, bao giờ nó cũng trở về chỗ cũ. Kẻ bị ta chỉ trích sẽ tìm thấy hết lý luận để tự hào chữa và trở lại buộc tội ta.'
Vì hiểu vậy nên ông Abraham Lincoln đã để lại cái danh là có tài dẫn đạo quần chúng bực nhất trong lịch sử loài người. Hồi thiếu thời ông nhiệt liệt chỉ trích bất cứ ai, thậm chí tới viết những thơ phúng thích để chế diễu người ta rồi đem liệng cùng đường cho thiên hạ đọc cười chơi. Một lần cũng vì thói quen đó, suýt gây nên một cuộc đấu gươm. Từ đó chẳng những ông không bao giờ nhạo báng mỉa mai ai nữa, mà còn khoan dung dễ dãi với mọi người. Châm ngôn của ông là: "Đừng xét người, nếu ta không muốn người xét lại ta".
Trong thời Nam Bắc chiến tranh, một lần bại quân phương Nam, ban đêm chạy tới một sông, vì mưa bão mà nước dâng cao không thể nào qua nổi. Ông đánh dây thép, rồi muốn chắc chắn hơn, lại sai người phương Bắc bảo phải lập tức tấn công quân phương Bắc bảo phải lập tức tấn công quân phương Nam do tướng Lee cầm đầu. Nhưng Meade vì ngần ngừ trễ nãi đã làm ngược hẳn hiệu lệnh ông và để quân phương Nam thừa dịp mực nước xuống, qua sông mà thoát được, lỡ mất cơ hội độc nhất, vì chỉ một trận đó có thể chấm dứt cuộc Nam Bắc tương tàn...
ÔNg Lincoln giận lắm, la: "Trời cao đất dày, như vậy nghĩa là gì?"
Rồi ông than với con rằng: "Quân địch đã ở trong tay ta mà lại để cho nó thoát! Trong tình thế đó bất cứ ai cầm quân cũng có thể đánh bại tướng Lee. mà nếu cha có mặt tại đó, chắc chắn cha đã thắng trận rồi! "Đoạn ông hậm hực viết bức thư này:
Đại tướng thân mến,
Tôi không tin rằng nhận chân được sự đại tướng Lee trốn thoát tai hại là dường nào! Quân đội y trong tay ta, và vì y đã bại nhiều phen,nếu đánh ngay lúc đó thì chỉ có một trận là chiến tranh đã kết liễu. Nay thì nó sẽ kéo dài ra không biết đến bao giờ. Thứ hai trước, ông đã không thắng nồi Lee, bây giờ y đã qua sông, mà lực lượng của ông chỉ có thể bằng hai phần ba hôm đó thì làm sao thẳng nổi y được nữa?
....Dịp may ngàn năm một thuở của ông đã qua rồi và không ai thấu nổi nỗi buồn của tôi!
Nhưng bức thư đó, bức thư trách nhẹ nhàng có vậy, ông viết rồi mà không gởi. Sau khi ông chết, người ta tìm thấy trong tờ của ông.
Vậy có lẽ ông đã tự nghĩ: "Hãy khoan, đợi một chút... đừng hấp tấp. Ta ngồi yên ổn trong toà Bạch Cung này mà ra lệnh thì thật dễ. Nhưng nếu ta đã có tuần nay, ta đã thấy máu chảy, đã nghe tiếng rên la của binh lính bị thương, hoặc hấp hối, thì có lẽ ta cũng không hăng hái tấn công kẻ địch lắm. Vả lại, nếu ta có tính rụt rè của Meade thì ta cũng đã hành động y như ông ta. Thôi, việc đã vậy rồi, nói cũng vô ích. Gởi bức thư này đi, dù ta có hả giận chút đỉnh, nhưng Meade sẽ trách lại ta, sinh ra bất hoà, oán giận, mất lòng tự tín của ông ta đi, và biết đâu ông chẳng từ chức nữa".
Là vì ông đã kinh nghiệm rằng những lời nghiêm trách không có một ích lợi nào cả.
ÔNg Theodore Roosevelt kể lại rằng hồi ông còn làm Tổng thống, mỗi lần gặp điều khó xử, thường ngả lưng vào ghế nhìn lên tấm hình của Lincoln treo trên tường và tự hỏi: " Lincoln ở địa vụ mình, sẽ xử trí ra sao? Giải quyết ra sao?".
Chúng ta cũng vậy, lần sau có muốn "xài" ai, hãy rút tấm giấy 5 mỹ kim ở trong túi ra mà ngắm hình Lincoln trên đó rồi tự hỏi: "ở vào địa vị ta, Lincoln xử trí ra sao?" và muốn sửa đổi người, ta hãy sửa đổi ta trước đã. Như vậy có lợi hơn và... ít nguy hiểm hơn.
Khổng Tử nói: "Khi bực cửa nhà ta dơ thì đừng chê nóc nhà bên sao đầy tuyết".
Hồi nhỏ tôi tự phụ lắm. Một lần nhận được một bức thư có thêm mấy chữ này: "Thư này đọc cho người ta viết, mà không coi lại". Tôi thích hàng chữ đó lắm vì tôi thấy nó cho ta cái vẻ quan trọng và bề bộn công việc. Rồi một hôm, muốn lên mặt với một tiểu thuyết gia, tôi viết thư cho ông ta và cũng thêm hàng chữ ấy. Tiểu thuyết gia đã gởi trả lại một bức thư và thêm vào: "Chỉ có sự ngu xuẩn của ông mới ví được với sự thô lỗ của ông thôi".
Nói cho đúng, tôi đã vô lễ và những lời chỉ trích đó không phải là không xứng đáng. Nhưng vì tôi chỉ là một thằng người nên tôi thấy nhục lắm và thầm oán tiểu thuyết gia đó đến nỗi mười năm sau, khi hay tin ông ta chết, tôi đã chẳng tiếc một người có tài mà chỉ nhớ tới sự ông đã làm thương tổn lòng tự ái của tôi.
Vậy bạn muốn người ta oán tới chết, thì hãy dùng những lời chỉ trích cay độc. Còn không thì nên nhớ rằng, loài người không phải luôn luôn có lý trí đâu. Họ hành động, suy nghĩ theo tình cảm, thành kiến, lòng kiêu căng và hợm hĩnh của họ. Sự chỉ trích ví như một mồi lửa, mà lòng kiêu căng của con người ta một kho thuốc súng, gặp nhau tất bùng nổ, gieo tai hại vô cùng.
Bengamin Fraklin hồi nhỏ vụng xử bao nhiêu thì sau này lại giỏi về khoa tâm lý và dụng nhân bấy nhiêu nên được bổ làm sứ thần Hoa Kỳ tại Pháp. Bí quyết của sự thành công đó là không bao giờ chỉ trích ai hết và chỉ thành thực ca tụng đức tính của người thôi.
Chỉ trích, oán trách người, buộc lỗi cho người thì kẻ điên nào cũng biết. Nhưng nếu hiểu người
Carley nói: "Muốn xét độ lượng của ai chỉ cần xem cách xử sự của người đó với kẻ dưới". Vậy đáng lẽ buộc tội, chỉ trích ai thì ta phải ráng hiểu họ, tìm nguyên nhân những hành vi của họ. Đó là nguồn gốc của cảm tình, khoan dung và hoà hảo.
Đức Thượng đế kia mà còn đợi khi người ta chết rồi mới xét công và tội. Tại sao người phàm như chúng ta lại nghiêm khắc hơn Ngài?


CÁC BẠN ĐỌC XONG NHỚ CHO Ý KIẾN, NẾU TỐT THÌ MÌNH SẼ POST TIẾP CHƯƠNG II NHÁ !!! Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 51626 Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 390513 Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 390513
Chữ ký của: Mr.D
stork192
Admin
Admin
stork192
Nam
Cung hoàng đạo : Song Ngư
Post : 220
Points : 5350
thanked : 10
Tham gia : 16/08/2010
Tuổi : 32
Status : đất Thủ

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiTue Dec 14, 2010 10:32 am
Status:
post y! người này hong đọc thì người khác đọc mà! Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 190876
Chữ ký của: stork192
Mr.D
moderator
moderator
Mr.D
Nam
Cung hoàng đạo : Thiên Bình
Post : 259
Points : 5223
thanked : 9
Tham gia : 17/11/2010
Tuổi : 31
Status : Bình Dương

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiSun Dec 19, 2010 4:19 pm
Status:
Đắc Nhân Tâm
Tác giả: Dale Carnegie
Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê
Chương 9: Làm sao để gây thiện cảm


Những ai đã gặp Tổng thống Théodore Roosevelt đều ngạc nhiên về sự biết nhiều, hiểu rộng của ông. Bất kỳ một người chăn bò hay là một kỵ binh, một nhà chính trị hay một nhà ngoại giao lại thăm ông, ông đều biết cách nói hỏi chuyện người đó. Bí quyết của ông ư? Giản dị lắm. Khi Roosevelt phải tiếp một người khách, thì cả buổi tối hôm trước ông nghiên cứu vấn đề mà ông biết khách ưa nói tới hơn hết.
Cũng như hết thảy những người dẫn đạo quần chúng, ông biết rằng cách thần diệu nhất để chiếm lòng người là bàn tới vấn đề mà người đó thường ấp ủ trong lòng.
Một thiên tài, William Lyon Phelps, trước làm giáo sư văn chương ở Đại học đường Yale, đã hiểu chân lý đó từ hồi còn nhỏ. Trong một bài tiểu luận về "Nhân tánh" ông kể:
"Khi 8 tuổi, tôi về nghỉ hè ở nhà cô tôi. Một buổi tối, một ông khách lại chơi. Sau khi chào hỏi cô tôi, ông hết sức chú ý tới tôi. Hồi đó tôi mê chơi tàu lắm và ông nói về tàu một cách làm cho tôi thích đặc biệt. Khi ông về rồi, tôi nhiệt liệt khen ông. Đáng phục là dường nào! Ông ấy yêu tàu làm sao? Và biết rõ nó làm sao? Nhưng cô tôi bảo rằng ông ấy làm luật sư ở Nữu Ước và chẳng bao giờ để ý tới tàu hết. Tôi la lên: "Thế thì tại sao ông chỉ nói chuyện đến tàu cho cháu nghe?".
Cô tôi trả lời: "Tại ông là một người có giáo dục, ông thấy cháu mê chơi tàu thì ông nói về tàu. Ông ráng sức gây thiện cảm với cháu".
Và William Lyon Phelps nói thêm: "Không bao giờ tôi quên lời nhận xét đó của cô tôi".
Hiện tôi còn giữ một bức thư của ông Edward L.Chalif, một người hoạt động nhiều cho các hội hướng đạo sinh.
Ông viết: "Một hôm hay tin có một đoàn hướng đạo sắp đi qua châu Âu họp đại hội các hướng đạo sinh toàn cầu, tôi muốn cho một hướng đạo sinh của tôi dự cuộc đó. Tôi bèn lại thăm ông Hội trưởng một Xí nghiệp vào hàng lớn nhất ở Mỹ, xin ông cấp cho nó phí tổn du lịch.
Trước khi tới thăm ông, tôi tình cờ được hay rằng ông mới ký một tấm chi phiếu một triệu mỹ kim, rồi sau khi hủy bỏ đi, vì không cần xài tới, ông đem đóng khung lại, giữ làm kỷ niệm một vật hiếm có. Gặp mặt ông, tôi liền xin ông cho coi vật quý đó. Một chi phiếu một triệu mỹ kim! Tôi nói với ông rằng tôi chưa từng biết người nào ký một chi phiếu khổng lồ như vậy và tôi muốn kể lại cho những hướng đạo sinh của tôi rằng chính mắt tôi đã thấy một chi phiếu một triệu đồng! Ông vui vẻ đưa tôi coi. Tôi ngắm nghía, thán thưởng và xin ông kể cho nghe vì những đại sự mà ông đã phát nó ra".
Các bạn nhận thấy rằng ông Chalif khi bắt đầu câu chuyện không hề nói tới thướng đạo sinh, tới cuộc du lịch hoặc tới mục đích của ông. Ông chỉ nói tới vấn đề mà ông kia ưa nhất. Và sự khéo léo của ông được thưởng như sau này:
Một lúc sau, ông hội trưởng hỏi tôi: "à! Ông lại thăm tôi có chuyện chi?". Tôi bày tỏ lời yêu cầu tôi. Và ngạc nhiên làm sao, ông ưng liền, lại còn cho tôi nhiều hơn số tôi muốn nữa. Tôi chỉ xin phí tổn cho một hướng đạo sinh, mà ông chịu phí tổn cho tới năm người và cả cho tôi nữa, ông lại còn cho tôi một tờ tín dụng trạng để tới châu Âu, lãnh một ngàn mỹ kim. Ông lại khuyên tôi nên ở châu Âu bảy tuần lễ. Ông còn đưa cho nhiều bức thư giới thiệu tôi với các ông đại lý của ông. Khi chúng tôi tới Paris, lúc ấy ông có mặt tại đó, ông tiếp đón chúng tôi và tự lái xe đưa chúng tôi đi coi châu thành nữa.
"Từ hồi đó, ông đã kiếm việc cho nhiều hướng đạo sinh của chúng tôi mà cha mẹ nghèo. Và cho tới nay, ông vẫn còn sốt sắng giúp đỡ đoàn của chúng tôi.
Tôi biết chắc rằng nếu trước kia tôi không kiếm được cái sở thích của ông và làm cho ông vui lòng ngay từ lúc đầu, thì ông không cho tôi được một phần mười những cái ông đã cho tôi".
Phương pháp đó có nên thi hành trong những giao thiệp về thương mãi không? Thì đây, ta hãy xét tới trường hợp của ông Henry G. Duvernoy, một trong những nhà làm bánh mì lớn nhất ở Nữu Ước.
Đã bốn năm rồi, ông ta kiếm cách bán bánh cho một khách sạn nọ ở Nữu Ước. Mỗi tuần lại thăm ông chủ khách sạn một lần; mỗi khi ông này dự cuộc công ích nào thì ông Duvernoy cũng có mặt tại đó, tới đỗi ông còn mướn phòng ở ngay trong khách sạn đó để "thuyết" ông kia. Công dã tràng.
Sau khi theo học lớp giảng của chúng tôi, ông Duvernoy thay đổi chiến lược. Ông kiếm cách dò biết thị hiếu của ông giám đốc khách sạn.
Tôi hay rằng - lời ông Duvernoy nói - ông ấy nhờ hăng hái hoạt động cho một liên đoàn các chủ nhân khách sạn mà mục đích là phô trương "sự tiếp đãi niềm nở của châu Mỹ", nên được làm hội trưởng hội đó. Liên đoàn đó sau được các chủ nhân khách sạn vạn quốc gia nhập và trở nên một hội quốc tế mà chính ông được làm hội trưởng. Hội nghị của những hội đó họp ở đâu thì dẫu phải lội suối trèo đèo, vượt đại dương, qua sa mạc, ông cũng tới dự.
Cho nên lần sau gặp ông, tôi nói ngay tới liên đoàn của ông.
Và, các bạn ơi! Nồng nàn làm sao! Ông hùng hồn diễn thuyết trong nửa giờ đồng hồ về tổ chức đó. Và tôi thấy rõ ràng những hội đó là cái "nghiện" của ông, là lẽ sống của đời ông. Trước khi từ giã ông, thì ông đã bán cho tôi một tấm thẻ hội viên.
Tôi không hề nói tới bánh của tôi. Nhưng vài hôm sau, người quản lý khách sạn kêu điện thoại bảo tôi mang mẫu bánh lại để tính giá cả.
Người đó bảo tôi: "Không biết ông đã làm gì mà chủ tôi thích ông tới nỗi ngồi đâu cũng chỉ nói tới ông thôi".
Các bạn thử tưởng tượng: Theo đuổi ông ấy bốn năm trời mà chẳng kết quả chi hết. Nếu tôi không biết cách kiếm những thị hiếu và những cái ông ấy mê nhất thì bây giờ chắc vẫn còn phải năn nỉ ông ấy mua giúp cho nữa".
Vậy muốn gây thiện cảm với ai, xin bạn:
"... Nói với người ấy về cái sở thích, hoài bão của họ".
Đó là quy tắc thứ năm.
Chữ ký của: Mr.D
Mr.D
moderator
moderator
Mr.D
Nam
Cung hoàng đạo : Thiên Bình
Post : 259
Points : 5223
thanked : 9
Tham gia : 17/11/2010
Tuổi : 31
Status : Bình Dương

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiSun Dec 19, 2010 4:23 pm
Status:
Đắc Nhân Tâm
Tác giả: Dale Carnegie
Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê
Chương 10: Làm sao cho người ta ưa mình liền

Hôm nọ tôi lại sở Bưu điện. Khi đợi tới lượt tôi để gởi thư bảo đảm, tôi để ý tới bộ mặt chán chường của thầy thư ký. Một cuộc đời ngày ngày cân thư, bán cò, biên chép như vậy tất nhiên không thú gì hết. Tôi tự nhủ: "Ráng làm vui cho anh chàng này một chút, làm cho y nở một nụ cười... Muốn vậy, phải khen y cái gì mới được. Thử kiếm xem y có cái gì thực đáng khen không?". Không phải dễ, vì mình không quen người ta. Nhưng trường hợp hôm đó rất dễ vì thầy thư ký ấy có bộ tóc rất đẹp.
Vậy, trong khi thầy ấy cân thư của tôi, tôi nói: "Tôi ước ao có được bộ tóc như thầy!".
Thầy ấy ngửng đầu lên hơi ngạc nhiên, nét mặt tươi cười và nhũn nhặn trả lời: "Bây giờ nó đã kém trước rồi". Tôi nói rằng trước ra sao không biết, chứ bây giờ tóc thầy còn đẹp lắm. Thầy rất hoan hỉ. Chúng tôi nói chuyện vui vẻ một lúc. Khi tôi ra về, thầy ấy nói thêm: "Thưa ông, quả đã có nhiều người khen tóc tôi".
Tôi dám cuộc với bạn rằng bữa đó thầy về nhà, vui như sao, kể lại chuyện cho vợ nghe và buổi tối, khi rửa mặt, ngắm bộ tóc trong gương, tự nhủ, "Kể ra tóc mình đẹp thiệt".
Khi tôi kể lại chuyện đó, một người học trò tôi hỏi: "Nhưng ông muốn cầu người đó điều chi?".
Tôi muốn cầu người đó điều chi ư? Trời cao đất dày! Nếu chúng ta ích kỷ một cách ti tiện đến nỗi không phân phát được một chút hạnh phúc cho người chung quanh, đến nỗi hễ khen ai là cũng để hy vọng rút của người ta cái lợi gì, nếu tim ta không lớn hơn trái ổi rừng, thì chúng ta có thất bại cũng là đáng kiếp.
Nhưng quả tôi có cầu anh chàng đó cho tôi một vật, một vật vô cùng quý báu: là sự hài lòng cao thượng vì đã có một hành vi hoàn toàn không vị lợi, một hành vi nhân từ mà ta sẽ vui vẻ nhớ tới hoài.
Có một định luật quan trọng nhất mà chúng ta phải theo khi giao thiệp. Theo nó thì việc gì cũng hóa dễ, trở ngại gì cũng thắng được, ta sẽ có vô số người thương, sẽ thành công và vui sướng.
Nếu làm trái luật đó tức thì những nỗi khó khăn sẽ hiện ra. Luật đó là: "Luôn luôn phải làm cho người cảm thấy sự quan trọng của họ". Như trên kia tôi đã nói, giáo sư John Dewey cho rằng thị dục huyễn ngã là thị dục mạnh nhất của loài người. Chính thị dục đó làm cho người khác loài vật.
Trong mấy chục thế kỷ, các triết nhân tìm kiếm những định luật chi phối những sự giao thiệp giữa người với người và tất cả những sự tìm tòi đó đều đưa đến mỗi một quy tắc không mới mẻ gì, một quy tắc đã có từ hồi nhân loại mới có sử. Ba ngàn năm trước. Zoroastre đã dạy quy tắc đó cho dân Ba Tư thờ thần lửa. Hai mươi bốn thế kỷ trước, Khổng Tử đã giảng tới nó. Lão Tử cũng đã đem ra dạy học trò.
Năm thế kỷ trước Thiên Chúa giáng sinh, Đức Thích Ca đã tuyên bố nó trên bờ sông Hằng, mà quy tắc đó đã được phép trong sách đạo Bà La Môn, một ngàn năm trước khi Đức Thích Ca ra đời.
Sau này, Đức Giê Su đem nó ra giảng trên những đồi đá ở xứ Judée. Tư tưởng đó tóm tắt trong một câu này, có lẽ là định luật quan trọng nhất trong thế giới:
"Con muốn được người ta cư xử với con ra sao thì con cư xử với người ta như vậy".
Bạn muốn những người bạn gặp gỡ đồng ý với bạn. Bạn muốn người ta thừa nhận tài năng của bạn. Tự thấy mình quan trọng trong khu vực của bạn, bạn thấy thích. Bạn ghét những lời tán dương giả dối thô lỗ, nhưng bạn cũng thèm khát những lời khen thật. Bạn muốn bạn thâm giao với bạn đồng nghiệp cực lực tán thành và không tiếc lời ca tụng bạn. Hết thảy chúng ta ai cũng muốn như vậy.
Vậy chúng ta hãy tuân lời Thánh kinh: "Muốn nhận của người ta cái gì thì cho người ta cái đó".
Ta cần phải xử sự như vậy khi nào? Bằng cách nào?... ở đâu?... Xin đáp: Bất kỳ lúc nào và bất kỳ ở đâu.
Một hôm, tới một sở thông tin, tôi hỏi một thầy ký chuyên môn tiếp khách, chỉ cho tôi phòng làm việc của bạn tôi, ông Henri Souvaine. Bận một chế phục sạch sẽ, thầy ta có vẻ tự đắc giữ việc chỉ dẫn đó lắm. Thầy trả lời tôi rõ ràng từng tiếng một: "Henri Souvaine (ngừng một chút) lầu 18 (ngừng một chút) phòng 1816".
Tôi sắp chạy lại thang máy. Nhưng tôi ngừng lại và quay lại nói: "Tôi khen thầy. Thầy đã chỉ đường cho tôi một cách rõ ràng, thông minh lắm. Thầy có giọng nói của một tài tử. Cái đó hiếm lắm".
Tươi như bông hoa, thầy giảng cho tôi nghe tại sao mỗi lần thầy ngừng lại và nói rõ ràng từng tiếng.
Những lời tôi khen làm cho thầy cao lên được vài phân. Và trong khi bay lên lầu thứ 18, tôi cảm thấy rằng chiều hôm đó tôi đã làm tăng được đôi chút cái tổng lượng hạnh phúc của nhân loại.
Đừng bảo phải là một quốc vương trên ngai vàng hay là một đại sứ của Mỹ ở Pháp mới cần thi hành triết lý đó. Bạn có thể dùng thuật đó mỗi ngày.
Chẳng hạn, bạn đòi món khoai chiên mà chị hầu bàn đưa lên món khoai nghiền, bạn chỉ cần nói ngọt ngào: "Tôi ân hận vì làm phiền chị, nhưng tôi thích món khoai chiên hơn", thì chị đó vui vẻ trả lời ngay: "Không sao, thưa ông, để tôi đổi hầu ông", vì chị ấy cảm động khi thấy được bạn kính trọng.
Những câu ngăn ngắn như: "Xin lỗi đã làm phiền ông... xin ông có lòng tốt... ông làm ơn..." và sau cùng không quên hai chữ "cám ơn" là một thứ dầu làm trơn tru bộ máy sinh hoạt hằng ngày của ta mà lại là dấu hiệu của một sự giáo dục tốt nữa.
Xin bạn nghe chuyện nhà viết tiểu thuyết Hall Caine. Ông thân ông làm thợ rèn và hồi nhỏ ông học ít lắm. Vậy mà khi qua đời, ông là một nhà văn giàu nhất thế giới.
Chuyện đời ông như vầy: Ông thích thơ của Dante Gabriel Rossetti lắm. Ông diễn thuyết ca tụng tác phẩm của thi nhân đó, rồi chép bài diễn văn gởi biếu thi nhân. Ông này thích lắm và chắc tự nghĩ: "Người này trẻ tuổi mà biết trọng tài ta như vậy, tất phải là người thông minh". Rồi Rossetti mời người con một anh thợ rèn đó lại làm thư ký cho ông. Nhờ địa vị mới đó, Caine gặp được những đàn anh trong văn đàn, được họ khuyên bảo khuyến khích, bắt đầu viết văn và sau nổi danh tới nỗi lâu đài ông ở tại cù lao Man đã trở nên hơi chiêm bái của các nhà du lịch, và ông đã để lại một gia tài là hai triệu năm trăm ngàn đồng. Nếu ông không viết bài khen ông Rossetti thì biết đâu ông đã chẳng chết trong nghèo nàn và không một ai biết tới.
Đó, cái mãnh lực phi thường của lời khen là như vậy, khi nó tự đáy lòng phát ra.
Thi nhân Rossetti tự cho là một nhân vật quan trọng. Cái đó có chi lạ? Ai trong chúng ta mà không tự cho là quan trọng, tối quan trọng?
Dân tộc cũng không khác chi cá nhân hết.
Bạn tự thấy mình hơn người Nhật ư? Sự thật thì người Nhật tự cho họ hơn bạn vô cùng. Một người Nhật trong phái cổ chẳng hạn, tức giận lắm khi thấy một người đàn bà Nhật khiêu vũ với một người da trắng.
Bạn có tự cho rằng mình hơn người ấn Độ không? Đó là quyền của bạn. Nhưng có tới một triệu người ấn Độ, khinh bạn tới nỗi không chịu mó tới thức ăn mà bóng nhơ nhớp của bạn đã phớt qua; vì sợ lây cái nhơ nhớp qua họ.
Bạn tự cho là hơn những thổ dân ở miền Bắc Cực nhiều lắm ư? Bạn được hoàn toàn tự do nghĩ như vậy. Nhưng sự thiệt, thổ dân đó khinh bạn vô cùng. Bạn muốn biết lòng khinh đó tới bực nào? Thì đây: Trong bọn họ, có kẻ khốn nạn nào đần độn đến nỗi không làm nổi một việc chi hết thì họ gọi là "Đồ da trắng". Đó là lời chửi thậm tệ nhất của họ.
Dân tộc nào cũng tự cho mình hơn những dân tộc khác. Do đó mà có lòng ái quốc - và có chiến tranh!
Chúng ta can đảm nhận kỹ chân lý này: Mỗi người mà chúng ta gặp đều tự coi có một chỗ nào hơn ta.
Nếu bạn muốn được lòng người đó, hãy khéo léo tỏ cho họ thấy rằng ta thành thật nhận sự quan trọng của họ trong địa vị của họ.
Xin bạn nhớ lời này của Emerson: "Mỗi người đều có chỗ hơn tôi; cho nên ở gần họ, tôi học họ được".
Điều đau lòng là nhiều khi những kẻ không có chút chi đáng tự kiêu hết lại khoe khoang rầm rộ để che lấp những thiếu sót của họ, khoe khoang tới nỗi làm chướng tai gai mắt người khác.
Như Shakespeare đã nói: "Người đời! Ôi! Người đời kiêu căng! Khoác được chút uy quyền, người đó liền diễn trước Hóa công những hài kịch lố lăng tới nỗi các vị thiên thần thấy phải sa lệ".
Và bây giờ, tôi xin kể ba thí dụ mà sự áp dụng những phương pháp trên kia đã mang lại những kết quả rất khả quan.
Thí dụ thứ nhất: Một ông đại tung mà ta gọi là R... vì ông ta muốn giấu tên. ít lâu sau khi bắt đầu theo lớp giảng của tôi, ông với vợ đi xe hơi về quê bà để thăm họ hàng. Bà ta mắc đi thăm những nơi khác, cho nên một mình ông hầu chuyện một bà cô bên nhà vợ. Ông quyết thực hành ngay những lý thuyết đã học được và kiếm chung quanh ông xem có cái gì có thể chân thành khen được không.
Ông hỏi bà cô:
- Thưa cô, nhà cô cất năm 1890?
- Phải, chính năm đó.
Ông R. tiếp:
- Coi nhà này tôi nhớ lại nơi tôi sinh trưởng. Nhà đẹp quá!.. rộng... kiểu rất khéo... Bây giờ người ta không biết xây nhà đẹp như vậy nữa.
Bà già nói:
- Cháu nói có lý. Thanh niên bây giờ không biết thế nào là một ngôi nhà đẹp. Họ chỉ muốn có một căn phố nhỏ, một máy lạnh, rồi dong xe hơi, đi chơi phiếm.
Bằng một giọng cảm động, bà ôn lại những kỷ niệm êm đềm hồi xưa:
"Nhà này là kết tinh của biết bao nhiêu năm mơ tưởng. Vợ chồng tôi đã âu yếm mà xây dựng nó, sau khi ấp ủ nó trong lòng gần nửa đời người. Chính chúng tôi là kiến trúc sư đó...".
Rồi bà dắt ông R, đi thăm các phòng, chỉ cho coi từng bảo vật bà đã góp nhặt được trong những cuộc du lịch và đã nâng niu suốt một đời. Khăn bằng hàng Cachemire đồ xứ cổ, giường ghế đóng ở Pháp, bức tranh của họa sĩ ý Đại Lợi và những tấm màn bằng tơ, di tích của một lâu đài bên Pháp... Nhất nhất ông R. đều thán thưởng.
Sau khi coi hết các phòng rồi, bà đưa tôi đi coi nhà để xe. Tại đó, có kê một cái xe hơi hiệu Packard, gần như mới nguyên.
Với một giọng êm đềm bà nói: "Dượng cháu mua chiếc xe này được ít lâu thì mất, từ hồi đó cô chưa đi nó lần nào hết...
Cháu sành và có óc thẩm mỹ... Cô muốn cho cháu chiếc xe này".
Tôi ngạc nhiên và đáp:
- Thưa cô, cô thương cháu quá. Cô rộng rãi quá, cháu cảm động lắm, nhưng thiệt tình cháu không thể nào nhận được. Cháu là cháu rể xa. Vả lại cô còn nhiều cháu ruột, cô để cho các anh ấy, các anh ấy sẽ mừng lắm.
Bà la lên: "Cháu ruột! Phải, cái thứ cháu nó chỉ mong già này chết để chiếm xe hơi của già? Không khi nào già để xe Packard này về tay chúng nó đâu!".
- Vậy thì có thể đem bán cho một hãng xe được.
Bà lớn tiếng: "Bán ư? Cháu tưởng cô bán xe này sao? Chịu thấy những người lạ ngự trong chiếc xe này sao? Một chiếc xe dượng cháu mua cho cô, mà đem bán nó? Không khi nào! Cô cho cháu đấy, vì cháu biết yêu những đồ đẹp".
Từ chối thì sợ phật ý bà cô, cho nên ông R. phải nhận.
Bà già đó sống một mình trong một dinh cơ rộng như vậy, giữa đống khăn quàng, đồ cổ và kỷ niệm, nên khát khao chút tình âu yếm. Hồi xưa bà trẻ, đẹp, được nhiều người tâng bốc. Bà cất ngôi nhà ấy, yêu mến nó, trang hoàng nó bằng tất cả những bảo vật thu thập được ở châu Âu. Và bây giờ trong cảnh về già buồn tẻ cô độc, bà khát khao chút lòng thương, chút ấm áp trong lòng và ít lời thán phục mà không có kẻ nào biết làm vừa lòng bà hết. Khi gặp được những cái ao ước từ lâu đó, khác nào đi giữa bãi sa mạc mà gặp được dòng suối, bà tất nhiên cảm tấm lòng người cháu rể lắm và cho ngay một chiếc xe hơi lộng lẫy.
Một người học trò khác của tôi, lại vẽ vườn cho một ông trưởng tòa có danh, thấy bầy chó của ông này đẹp, khen: "Thưa ông, bầy chó của ông ngộ lắm, chắc ông được nhiều giải thưởng trong những cuộc thi chó đẹp".
Ông trưởng tòa vui lòng lắm, dắt họa sĩ đi coi bầy chó ông nuôi và những giải thưởng chúng đã chiếm được, nói chuyện rất lâu về dòng giống các con chó đó và sau cùng hỏi:
- Ông có em trai nhỏ không?
- Thưa, tôi có một cháu trai.
- Chắc nó thích nuôi một con chó nhỏ?
- Nói chi nữa, chắc nó mê đi.
- Được! Để tôi cho cháu một con.
Rồi ông trưởng tòa chỉ cho họa sĩ cách nuôi chó lại cẩn thận đánh máy lên giấy, sợ ông này không nhớ hết.
Thành thử ông trưởng tòa đó cho họa sĩ một con chó đáng 100 mỹ kim và bỏ ra một giờ quý báu của ông chỉ vì họa sĩ đã thành thật khen tài nuôi chó và bầy chó của ông.
Làm sao cho người ta ưa mình liền
George Eastman, vua hãng sản xuất phim Kodak, đã chế ra thứ phim trong suốt để chiếu bóng được và kiếm được cả trăm triệu mỹ kim, nổi tiếng khắp hoàn cầu. Mặc dầu vậy, ông ấy cũng như bạn và tôi, cảm động trước những lời khen tầm thường nhất.
Hồi đó ông Eastman xây một âm nhạc học đường và một nhà hát để báo hiếu cho mẹ. Ông Adamson, giám đốc một hãng đóng ghế quan trọng, muốn được ông Eastman mua ghế giúp để dùng trong hai ngôi nhà đó. Ông Adamson bèn dùng điện thoại gọi viên kiến trúc sư của ông Eastman để xin được hầu chuyện ông Eastman.
Khi ông Adamson tới, viên kiến trúc sư dặn: Ông Eastman bận việc lắm. Ông có muốn nói gì thì nói mau đi rồi ra. Nếu ngồi lâu quá năm phút thì đừng có hy vọng gì thành công hết.
Viên kiến trúc sư dắt ông Adamson vô phòng ông Eastman, ông này đương cặm cụi trên bàn giấy một hồi lâu mới ngửng đầu lên, tiến lại gần hai ông kia nói: Chào hai ông, các ông có việc chi?.
Viên kiến trúc sư giới thiệu ông Adamson rồi, ông này nói:
Thưa ông Eastman, trong khi đứng đợi, tôi ngắm phòng giấy ông. Làm việc trong một phòng như phòng này thực là một cái thú. Hãng tôi cũng có làm những ván lót tường. Nhưng tôi chưa thấy phòng làm việc nào lót ván đẹp bằng phòng này.
Ông Eastman:
Ông làm tôi nhớ lại một điều mà tôi cơ hồ quên mất. Phải, phòng này đẹp thật. Hồi mới đầu tôi thích nó lắm. Nhưng bây giờ tôi quen rồi; với lại bận việc nhiều quá, có khi hàng tuần không để ý tới những trang hoàng đó.
Adamson đi thẳng lại những tấm ván, lấy tay sờ.
Thứ này bằng cây sồi mọc bên Anh, phải không ông? Hơi khác thứ sồi mọc bên ý.
Đúng vậy, ông Eastman trả lời - Tôi chở nó tự bên Anh về. Một ông bạn sành về các loài danh mộc đã lựa giùm tôi.
Rồi ông Eastman chỉ cho ông Adamson tất cả những đồ trang hoàng trong phòng, chính do ông chỉ bảo, sắp đặt. Hai người lại đứng trước cửa sổ, ông Eastman nhũn nhặn và kín đáo như thường lệ, lấy tay chỉ những công cuộc ông đã gây dựng để giúp nhân loại. Ông Adamson nhiệt liệt khen ông đã biết dùng tiền. Một lúc sau, ông Eastman mở một tủ kính, lấy ra một máy chụp hình, cái máy thứ nhất của ông, do một người Anh bán cho ông.
Ông Adamson hỏi ông về những nỗi khó khăn buổi đầu và ông cảm động, kể lể về cảnh nghèo khổ của ông hồi nhỏ: Bà mẹ góa, nấu cơm cho khách trọ, còn ông thì làm thầy ký, sao khế ước cho một sở bảo hiểm để kiếm mỗi ngày 5 cắc. Cảnh nghèo khổ ám ảnh ông ngày đêm, làm ông lo sợ lắm và nhất quyết kiếm sao cho có đủ tiền để bà cụ khỏi cảnh vất vả không kể chết đó.
Thấy ông Adamson chăm chú nghe, ông hăng hái tả những đêm thí nghiệm các tấm kính chụp hình, sau khi đã vất vả cả ngày ở phòng giấy, chỉ chợp mắt được một chút trong khi đợi các chất hóa học ngấm. Thành thử có lần luôn 27 giờ đồng hồ, ông không có dịp thay quần áo.
Sau cùng, ông nói:
Lần du lịch cuối cùng qua Nhật Bản, tôi có mua về một bộ ghế bày trong hành lang nhà tôi. Nhưng nắng giọi làm lở sơn, nên chính tay tôi phải sơn lại. Ông có muốn biết tài sơn ghế của tôi không? - Trưa nay ông lại dùng cơm với tôi, tôi chỉ cho ông coi.
Sau bữa cơm, ông Eastman dắt khách đi xem ghế. Ghế xấu, chỉ đáng giá một đồng một chiếc, nhưng ông Eastman là người đã kiếm được cả trăm triệu bạc vinh hạnh khoe những chiếc ghế đó lắm, vì chính tay ông đã sơn nó.
Rút cuộc, cái com-măng ghế chín vạn mỹ kim đó ai được lãnh, chắc bạn đã hiểu. Và từ đó hai người thành cặp tri kỷ cho tới khi ông Eastman mất.
Cái ảo thuật của lời khen đó có nên dùng trong gia đình không? Tôi tưởng không có nơi nào người ta cần dùng nó - mà cũng xao nhãng nó - bằng trong gia đình.
Bà ở nhà chắc có ít nhiều tánh tốt; ít nhất hồi xưa ông cũng nghĩ như vậy; nếu không, sao ông cưới bà? Nhưng đã bao lâu rồi ông chưa hề khen bà một lời? Từ hồi nào?
Bà Dorothy Dix, nổi danh về những câu chuyện hàng ngày, nói:
Chưa học nghệ thuật khen thì xin ông đừng lập gia đình. Trước khi cưới bà, ông làm vui lòng bà là một sự lịch thiệp; sau khi cưới rồi, nó là một sự cần thiết và một bảo đảm cho hạnh phúc trong gia đình...
Nếu ông muốn mỗi bữa cơm thường là một bữa tiệc, thì xin ông đừng bao giờ chê bà nhà nấu nướng vụng; đừng bao giờ bực mình mà so sánh những món của bà làm với những món của cụ bà làm hồi xưa. Trái lại, cứ khen không ngớt tài quản gia của bà, cứ khen thẳng ngay rằng bà hoàn toàn, đã duyên dáng mặn mà, đủ công ngôn dung hạnh lại còn là một nội trợ kiểu mẫu nữa. Cả những khi cơm khê, canh mặn, ông cũng không nên phàn nàn. Chỉ nên nói rằng bữa cơm lần đó không được hoàn toàn bằng những lần trước thôi. Và để đáng được nhận lời khen đó, bà sẽ chẳng quản công trong việc bếp núc. Phải khéo léo, đừng khen bất ngờ quá, cho bà khỏi nghi.
Nhưng chiều nay hay chiều mai, ông nên mua ít bông về biếu bà. Đừng nói suông: Phải, việc đó nên làm, rồi để đó. Phải làm ngay đi. Và xin ông nhớ kèm thêm một nụ cười với vài lời âu yếm. Nếu người chồng nào cũng đỗi đãi với vợ cách đó thì đâu có nhiều vụ ly dị như vậy?
Bạn có muốn biết làm sao cho một người đàn bà mê bạn không? Cái đó mới tài! Không phải bí quyết của tôi đâu, mà của bà Dorothy Dix. Một lần bà phỏng vấn một anh chàng nổi tiếng có nhiều vợ, đã chiếm được trái tim - vả cả vốn liếng nữa - của 23 người đàn bà. (Tôi phải nói rằng bà phỏng vấn anh chàng ấy ở trong khám). Khi bà hỏi anh ta làm sao mà dụ dỗ được nhiều đàn bà như vậy thì anh ta đáp: Thằng khờ nào mà chẳng làm được... Thì cứ khen họ cho họ nghe.
Thuật đó dùng với đàn ông cũng có kết quả mỹ mãn. Disraeli, một trong những nhà chính trị khôn khéo nhất đã nắm vận mạng cả đế quốc Anh, có lần nói: Gặp một người, cứ nói với họ về chính bản thân họ, họ sẽ nghe bạn hàng giờ.
Vậy muốn được thiện cảm của người khác, xin bạn theo quy tắc thứ sáu:
Làm sao cho họ thấy cái quan trọng của họ.
Các bạn đọc tới đây đã nhiều rồi. Xin gấp sách lại - Và ngay từ bây giờ, người đầu tiên nào lại gần bạn, bạn cũng đem thí nghiệm vào họ thuật khen đó đi. - Bạn sẽ thấy thực là thần diệu.
Sáu cách gây thiện cảm:

1- Thành thật chú ý tới người khác.

2- Giữ nụ cười trên môi

3- Xin nhớ rằng người ta cho cái tên của người ta là một âm thanh êm đềm nhất, quan trọng nhất trong các âm thanh.

4- Biết nghe người khác nói chuyện. Khuyến khích họ nói về họ.

5- Họ thích cái gì thì bạn nói với họ về cái đó.

6- Thành thật làm cho họ thấy sự quan trọng của họ.
Chữ ký của: Mr.D
stork192
Admin
Admin
stork192
Nam
Cung hoàng đạo : Song Ngư
Post : 220
Points : 5350
thanked : 10
Tham gia : 16/08/2010
Tuổi : 32
Status : đất Thủ

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiSun Dec 19, 2010 4:47 pm
Status:
thank you! Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 144547 Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 144547 Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 144547
Diễn đàn mình không có nút thanks nhỉ??! Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 370721 Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 370721 Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 370721
Chữ ký của: stork192
Mr.D
moderator
moderator
Mr.D
Nam
Cung hoàng đạo : Thiên Bình
Post : 259
Points : 5223
thanked : 9
Tham gia : 17/11/2010
Tuổi : 31
Status : Bình Dương

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiTue Dec 21, 2010 8:21 pm
Status:
Bạn tốt cười nhăn răng cười nhăn răng
Chữ ký của: Mr.D
Mr.D
moderator
moderator
Mr.D
Nam
Cung hoàng đạo : Thiên Bình
Post : 259
Points : 5223
thanked : 9
Tham gia : 17/11/2010
Tuổi : 31
Status : Bình Dương

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiTue Dec 21, 2010 8:25 pm
Status:
Đắc Nhân Tâm
Tác giả: Dale Carnegie
Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê
Chương 11: Trong một cuộc tranh biện không có người thắng kẻ bại


Ít lâu sau cuộc đại chiến, tôi được một bài học quý báu. Trong một bữa tiệc, ông khách ngồi bên tay mặt tôi quả quyết rằng câu "Có một vị thần nắm vận mạng của ta, ta cưỡng lại không được" là ở trong Thánh kinh. Ông ta lầm. Tôi biết vậy. Tôi chắc chắn vậy, không ngờ vực gì nữa. Cho nên, để tỏ sự hơn người của tôi, sự quan trọng của tôi, tôi tự nhận việc cải chính. Mà có ai cầu tôi cải chính đâu! Tôi bảo ông ta rằng câu đó của thi hào Shakespeare. Ông ta không chịu nhận mình lầm, cãi: "Sao? Câu đó mà của Shakespeare sao? Không thể được! Thậm vô lý! Rõ ràng trong Thánh kinh mà! Tôi biết". Ngồi bên trái tôi là ông Grammond, bạn cũ của tôi; ông này đã nhiều năm nghiên cứu Shakespeare. Cho nên chúng tôi quay lại cùng xin ông Grammond phân giải xem ai phải ai trái. Ông Grammond đá mạnh vào chân tôi ở dưới bàn làm hiệu, rồi tuyên bố: "Anh Dale, anh lầm rồi; ông nói đúng. Câu đó ở trong Thánh kinh".
Khi đi về cùng với ông Grammond, tôi nói:
"Anh biết câu đó của Shakespeare mà!".
Ông Grammond trả lời: "Tự nhiên. Nó ở trong kịch Hamlet, hồi V, màn II. Nhưng, này anh, chúng ta là khách trong một cuộc hội họp vui vẻ, tại sao muốn chứng minh rằng ông ấy lầm? Có phải làm như vậy mà người ta có thiện cảm với mình đâu? Sao không để ông ta giữ thể diện một chút? Ông ta không hỏi ý kiến của anh mà. Tại sao quả quyết tranh biện với ông ấy? Đừng gây với ai hết".
"Đừng gây với ai hết". Ông bạn già của tôi nói câu ấy, nay đã khuất, nhưng lời khuyên đó, bây giờ vẫn còn giúp cho tôi nhiều.
Mà hồi ấy tôi cần có bài học đó vô cùng. Thuở thiếu thời, tôi ham mê tranh biện với anh tôi, với các bạn tôi. ở trường, không có cuộc tranh biện nào mà tôi không có mặt. Tôi học phép luận lý, phép lập luận, sau này tôi dạy môn biện chứng pháp và tôi phải thú nhận rằng: - Ôi! Mắc cỡ thay! - Có lần tôi tính viết một cuốn sách về môn đó nữa. Tôi đã có mặt trong hàng ngàn cuộc tranh biện, và có khi dự cuộc bàn cãi nữa. Và sau vô số kinh nghiệm, tôi nhận rằng cách hay nhất để thắng một cuộc tranh biện là tránh hẳn nó đi. Hãy trốn nó như trốn rắn hổ, hoặc trốn động đất vậy.
Mười lần thì có tới chín lần những đối thủ, sau cuộc tranh biện, vẫn tin chắc rằng mình có lý.
Trong những cuộc tranh biện không ai thắng hết. Thực vậy, vì nếu bạn thua... thì là thua rồi. Mà nếu bạn thắng thì... bạn cũng thua nữa. Tại sao ư? Thì đây! Ví dụ bạn thắng đối thủ của bạn một cách rực rỡ và tỏ cho người đó thấy rằng y là một người ngu. Phải, rồi sao nữa? Bạn xoa tay hoan hỉ. Nhưng còn người đó, người ta nghĩ sao? Bạn đã cho người ta tự thấy thấp kém. Bạn đã làm thương tổn lòng tự ái, lòng kiêu căng của người ta. Người ta tức giận lắm vì đã thua bạn. Rồi thì:
Kẻ nào bắt buộc nghe ai.
Luôn luôn vẫn giữ ý sai của mình.
Bạn biết điều đó chứ?
Trong một công ty bảo hiểm lớn, tất cả nhân viên phải theo lệnh này: "Không bao giờ được tranh biện". Không phải tranh biện mà làm cho người ta tin được. Hai sự đó không có chút liên lạc gì với nhau hết. Muốn dẫn dụ người, không phải tranh biện mà được.
Chẳng hạn, đã lâu rồi, tôi có một người học trò hiếu thắng lắm (tên là Patrick); trung hậu giản dị, nhưng, trời! Thích cãi nhau làm sao! Anh ta làm đại lý cho một hãng bán cam nhông, nhưng không thành công, chỉ vì anh ta thích cãi lại những người anh mời mua xe và làm cho họ phát giận. Anh tranh biện, la ó, không tự chủ được nữa. Có khách nào dám chỉ trích xe của anh ư, anh đỏ mặt tía tai lên, chỉ muốn nhào vào bóp cổ người ta. Cái thời đó, bao giờ anh cũng thắng trong các cuộc tranh biện. Nhưng về sau, anh thú với tôi: "Than ôi! Biết bao lần ở nhà một khách hàng ra, tôi khoan khoái tự nhủ: "Ta đã làm cho thằng cha đó phải ngậm câm"... Tôi làm cho họ ngậm câm, phải, nhưng tôi chẳng bán cho họ được chút chi hết".
Công việc thứ nhất của tôi không phải là dạy anh ta ăn nói, mà dạy anh ta giữ mồm miệng. Và bây giờ anh ta là người bán hàng quan trọng nhất trong công ty Bạch Xa ở Nữu ước. Bây giờ anh làm sao? Xin nghe anh ta nói:
"Bây giờ, khi tôi lại nhà một khách hàng và nếu người đó bảo tôi: "Cái gì? Xe cam nhông hãng Bạch Xa? Tôi xin chịu. Xe đó dở quá. Cho không tôi, tôi cũng không nhận. Tôi, tôi mua xe cam nhông hãng Mỗ", thì tôi ngọt ngào trả lời ông ấy rằng:
"Này ông, xe hãng Mỗ tốt lắm. Nếu ông mua xe đó, ông không lầm đâu. Hãng đó tin cậy được và chế tạo đồ thiệt tốt".
Như vậy ông ta hết nói gì được nữa, không có lý lẽ gì để tranh biện được nữa. Ông ấy bảo xe hãng Mỗ cừ lắm. Tôi đáp: "Chắc chắn vậy". Thì ông phải im liền. Ông ấy không thể lặp đi lặp lại một mình suốt ca buổi chiều câu: "Xe hãng Mỗ rất tốt". Thế là chúng tôi bỏ câu chuyện đó và tôi bắt đầu tả những cái tốt, khéo của xe cam nhông Bạch Xa của tôi.
Có một hồi mà một khách hàng chỉ trích hãng tôi như trên kia thì tôi đã phát điên rồi. Tôi đã đập nhiều vố vào hãng Mỗ của ông ấy rồi và càng đập thì ông ấy lại càng binh vực nó. Càng binh vực thì ông ấy lại càng tin chắc rằng xe hãng Mỗ tốt hơn những xe khác.
Nghĩ tới quá khứ của tôi, tôi tự hỏi với tính tình như vậy, làm sao tôi có thể bán được một món hàng gì chứ. Đã phí nhiều năm để tranh biện, gây lộn, và tạo ra sự phản kháng lại mình. Bây giờ tôi biết làm thinh. Như vậy lợi hơn nhiều".
Ông Franklin đã là khôn khéo; ông nói:
"Mình tranh biện và cãi lẽ, có thể làm cho người khác ngượng được, nhưng thắng như vậy có ích gì đâu, vì không khi nào làm cho người ta thành thật đồng ý với mình hết".
Vậy thì xin bạn tự lựa lấy: Một đàng thì rực rỡ thắng người ta, nhưng chỉ về phương diện lý luận; một đàng thì được người thành thật đồng ý với mình. Xin lựa lấy một, vì được cả hai là đều hiếm thấy lắm.
Một tờ báo ở Boston chép lại mộ chí ngộ nghĩnh sau này:
"Đây là nơi nghỉ ngàn thu của William Joy
Y suốt đời hăng hái bênh vực ý kiến của y
Y có lý trong suốt đời y
Nhưng có lý hay vô ý
Y cũng vẫn chết, không hơn, chẳng kém".
Phải, bạn có lý lắm, ngàn lần có lý trong khi bạn hăng hái chứng minh đề nghị của bạn. Nhưng bạn luống cuống vô ích vì không thể thay đổi ý kiến người khác. Vậy bạn có lý hay vô lý rốt cuộc cũng vậy!
Sau nhiều năm họat động chính trị, William Mc.Adoo, Tổng trưởng thời Tổng thống Wilson, tuyên bố: "Lý luận không thể nào thắng được một người ngu hết".
"Một người ngu!". Ông nhũn nhặn quá, ông Mc.Adoo.
Nhiều năm kinh nghiệm đã dạy cho tôi rằng không thể nào làm đổi ý kiến của bất kỳ một người nào, dù người đó thông minh học thức tới đâu đi nữa! Xin các bạn nghe chuyện ông F.Parsons, một nhà buôn, tới phòng giấy một viên chức thu thuế để kêu nài về một sự tính lộn trong số thuế của ông. Nguyên do là người ta đã đánh thuế vào một số tiền 9.000 đồng mà ông chưa thâu được và cũng không bao giờ thân được vì con nợ không sao trả nổi. Viên thu thuế lạnh lùng đáp: "Cái đó tôi không biết. Đã khai số tiền đó thì phải đóng thuế".
Hai bên cãi lý trong một giờ đồng hồ. Viên thu thuế thì lạnh lùng, ngạo nghễ và cố chấp. Ông Parsons dẫn chứng cũng vô ích, lý luận cũng vô ích. Càng tranh biện thì viên thu thuế càng lỳ. Sau cùng, ông Parsons thay đổi chiến thuật và kiếm cách làm thỏa lòng tự ái của viên thu thuế, ông nói: "Tất nhiên tôi cho rằng việc của tôi không quan trọng bằng những việc khác, gai góc hơn nhiều mà ông thường phải giải quyết. Chính tôi cũng đã học chút ít về thuế má, quốc khố. Tôi thích môn đó lắm... Nhưng, tất nhiên là tôi chỉ học trong sách; còn ông, ông học một cách trực tiếp, học bằng kinh nghiệm. Có lúc tôi muốn được làm nghề của ông. Tôi sẽ học thêm được biết bao nhiêu điều!".
(Xin các bạn nhớ rằng ông Parsons thực tình nghĩ như vậy).
Viên thu thuế tức thời thẳng người lên, dựa lưng vào ghế, kể cho ông Parsons những chuyện về nghề của ông, những vụ gian lận xảo quyệt mà ông đã khám phá được. Lần lần lời lẽ, cử chỉ hóa ra thân mật; rồi ông ta kể chuyện về con cái ông ta. Khi ông Parsons về, ông ấy nói để xét lại lời ông yêu cầu và sẽ cho hay kết quả ra sao. Ba ngày sau, ông lại cho ông Parsons hay là ông miễn cho số thuế đó như lời ông Parsons xin.
Câu chuyện đó chứng tỏ rõ ràng cái nhược điểm thông thường nhất của loài người là muốn tỏ sự quan trọng của mình ra. Mới đầu, viên thu thuế tỏ uy quyền của ông một cách ồn ào. Nhưng khi uy quyền đó đã được ông Parsons công nhận rồi (khi ông này không tránh biện nữa) thì ông ta tươi tỉnh ra, hóa ra nhân từ, dễ cảm và tốt bụng như những người khác.
Constant, người hầu phòng thân cận nhất của Hoàng đế Nã Phá Luân, thường hầu bi da Hoàng hậu Joséphine. Trong cuốn "Ký ức về đời tư của Nã Phá Luân", ông viết: "Tuy tôi chơi bi da rất giỏi nhưng tôi cũng cố ý nhường cho Hoàng hậu thắng tôi, mà được vậy, Hoàng hậu rất vui lòng".
Ta nên luôn luôn nhớ bài học đó:
Ta hãy để cho khách hàng, bạn bè, người yêu và bạn trăm năm của ta thắng ta trong những cuộc tranh biện nho nhỏ mà không tránh được.
Đức Thích Ca nói: "Oán không bao giờ diệt được oán; chỉ có tình thương mới diệt nó được thôi". Tranh biện không phá tan được sự hiểu lầm. Phải thiệp thế, biết khéo léo, có lòng hòa giải và khoan hồng, tự đặt mình vào địa vị đối thủ của ta mới có thể thu phục họ được.
Một lần Lincoln khiển trách một sĩ quan nhỏ tuổi đã tranh biện với bạn. Ông nói: "Người nào đã muốn tu thân tự tiến, không phí thì giờ cãi vã nhau. Những cuộc gây lộn đó làm cho tính tình hóa ra khó chịu và làm mất sự tự chủ đi. Thỉnh thoảng phải biết nhịn người. Chẳng thà nhường lối cho một con chó còn hơn là tranh nhau với nó để nó cắn cho. Vì, dù có giết được nó thì vết cắn cũng không lành ngay được".
Vậy muốn dẫn dụ người khác cho họ nghĩ như mình, bạn phải theo quy tắc thứ nhất này:
"Cách hay hơn hết để thắng một cuộc tranh biện là tránh hẳn nó đi".
Chữ ký của: Mr.D
Mr.D
moderator
moderator
Mr.D
Nam
Cung hoàng đạo : Thiên Bình
Post : 259
Points : 5223
thanked : 9
Tham gia : 17/11/2010
Tuổi : 31
Status : Bình Dương

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiTue Dec 21, 2010 8:28 pm
Status:
Đắc Nhân Tâm
Tác giả: Dale Carnegie
Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê
Chương 12:Một cách chắn chắn để gây thù oán. Tránh nó cách nào?

Hồi ông Théodore Roosevelt còn làm Tổng thống, ông thú rằng trong trăm lần, ông chỉ chắc xét đoán đúng được bảy mươi lăm lần là nhiều; khả năng của ông không thể hơn được nữa.
Một trong những vị có tài danh nhất của thế kỷ 20 mà kỷ lục tối cao chỉ được có bấy nhiêu, thì bọn dung phàm như bạn và tôi, còn hy vọng gì nữa?
Nếu bạn chắc chắn rằng trăm lần bạn chỉ lầm lỡ bốn mươi lăm lần thôi, thì bạn còn đợi gì mà không lại đóng đô ở Wall Stree, kiếm hàng triệu bạc mỗi ngày, sắm một chiếc du thuyền và cưới một ngôi sao hát bóng? Nhưng, nếu các bạn lầm lỡ nhiều hơn thì tại sao lại tự cho cái quyền chê người khác là lầm lỡ?
Bạn có nhiều cách cho người ta hiểu rằng người ta lầm: ví dụ một vẻ nhìn, một giọng nói, một cử chỉ; những cái đó cũng hùng hồn như lời nói vậy. Nhưng người ta có đồng ý với bạn không? Người ta có vui lòng công nhận người ta lầm không? Không! Vì bạn đã đập một vố ngay vào trí khôn, vào sự xét đoán, vào lòng tự ái của người ta. Như vậy là bạn xúi người ta phản kháng lại, chớ không phải giúp người ta đổi ý kiến. Bạn đã xúc phạm người ta, thì dù có đem cả khoa lý luận của Platon hay của Emmanuel Kant đổ lên đầu người ta, bạn cũng chẳng thể nào thay đổi ý kiến của người ta được.
Đừng bao giờ mở đầu câu chuyện như vầy: "Tôi sẽ chứng minh cho ông điều đó... Tôi sẽ chứng rõ rằng...". Như vậy tức là nói: "Tôi khôn hơn ông. Tôi sẽ làm cho ông đổi ý".
Bạn đã thách đố người ta. Bạn gây ra sức phản kháng và xúi giục người ta tranh đấu với bạn trước khi bạn bày tỏ quan niệm của bạn.
Trong những trường hợp thuận tiện nhất, cũng đã khó mà sửa được ý kiến của người khác. Vậy thì tại sao lại còn dựng thêm những trở ngại nữa? Tại sao tự mua lấy cái bất lợi cho mình vậy?
Muốn chứng minh điều đó, phải lập lý một cách kín đáo, đừng cho người nhận thấy chủ ý của ta. Phải khéo léo lắm, tế nhị lắm, đừng cho ai đoán được bạn muốn đưa người ta đến đâu.
Bạn nên theo lời khuyên sau này của một thi nhân:
"Dạy bảo mà đừng có vẻ dạy bảo.
Giảng một môn mới mà như nhắc lại một điều đã quên rồi"
Lord Chesterfield nói với con:
"Con nên khôn hơn những kẻ khác, nếu có thể được; nhưng đừng cho chúng biết con khôn hơn chúng".
Bây giờ tôi gần như không tin một chút nào những điều mà 20 năm trước tôi tin, trừ bản cửu chương ra. Mà chưa chắc. Khi đọc những thuyết của Einstein tôi sinh ngờ cả bản cửu chương là không đúng nữa. Trong 20 năm nữa, có lẽ tôi không còn tin tới nửa lời tôi đã nói trong cuốn sách này. ý kiến của tôi không còn vững vàng như hồi trước nữa. Socrate xưa thường nhắc đi nhắc lại cho đệ tử ở Athènes: "Thầy chỉ biết chắc có một điều, là thầy không biết chi hết".
Làm sao bây giờ? Tôi không dám khoe rằng tôi giỏi hơn Socrate; cho nên tôi đã chừa, không dám chê ai là lầm nữa. Và như vậy tôi thấy lợi vô cùng.
Nếu một người cho một điều là đúng trong khi bạn cho nó là sai - dù bạn có biết chắc rằng nó sai đi nữa - thì bạn cứ nói như vầy:
"Tôi không đồng ý với ông, nhưng tôi có thể lầm được. Tôi vẫn thường lầm... Nếu tôi lầm, tôi sẽ đổi ý kiến tôi... Vậy chúng ta cùng xét lại xem sao nhé?". Như vậy chẳng hơn ư?
Những câu như vầy thiệt là thần diệu:
"Tôi có thể lầm được... Chúng ta cùng xét lại xem...". Không có một người nào nghe những lời đó mà giận dữ được!
Xét lại sự kiện, là một phương pháp khoa học. Tôi đã có một lần phỏng vấn Stefanson, nhà thám hiểm sống 11 năm ở gần địa cực, trong 6 năm ăn toàn thịt bò và uống nước lạnh. Ông ấy tả cho tôi nghe một cuộc thí nghiệm mà ông đã làm. Tôi hỏi thí nghiệm như vậy để chứng minh điều chi. Không khi nào tôi quên được câu trả lời của ông: "Một nhà khoa học không bao giờ dám chứng minh một điều chi hết. Chỉ gắng sức tìm kiếm những sự kiện đã xảy ra thôi".
Ai cấm các bạn bắt chước các nhà thông thái? Nếu bạn sẵn sàng nhận rằng bạn có thể lầm được thì khỏi lo gì hết. Vì tuyên bố như vậy là tránh trước được những cuộc tranh biện, và làm cho đối phương nảy lòng công bằng, vô tư, rộng rãi cũng như bạn, nghĩa là tự nhận rằng cũng có thể lầm lỡ như bạn được.
Nếu bạn biết chắc rằng người ta lầm mà bạn nói thẳng ngay ra, thì sẽ ra sao? Đây, thí dụ dưới này cho bạn thấy.
Ông S., một luật sư còn nhỏ tuổi ở Nữu Ước, mới cãi lại tòa Thượng thẩm Nữu Ước trong một vụ kiện lớn. Trong phiên nhóm, một ông tòa hỏi ông S.: "Trong luật hàng hải, thời hạn tiêu diệt thẩm quyền là sáu năm phải không?".
Ông S. đương cãi, ngừng lại, ngó trân trân ông tòa rồi buột miệng: "Kính Ngài, trong luật hàng hải không có thời hạn tiêu diệt thẩm quyền".
Sau ông S. kể lại: "Lúc đó, trong phòng im lặng như tờ, không khí lạnh ngắt như băng. Ông tòa lầm. Tôi đã chứng tỏ rằng ông ấy lầm. Như vậy đâu phải cách lấy lòng ông và làm cho ông nghe theo lý luận của tôi. Tôi chắc chắn cứ đúng luật thì tôi phải thắng trong vụ kiện đó và lần đó tôi cãi hùng hồn hơn bao giờ hết. Vậy mà tôi thua. Tôi đã mắc phải một lỗi không sao tha thứ được là đã chỉ cho một vị rất có danh và học rất rộng rằng ông ta lầm".
Rất ít người xét đoán một cách hoàn toàn khách quan và sáng suốt. Phần đông chúng ta đầy thành kiến và thiên vị. Phần đông chúng ta bị lòng ghen tuông, nghi ngờ, sợ sệt, ganh ghét và kiêu căng làm mù quáng. Lại thêm người ta phần nhiều không muốn thay đổi ý kiến, dù là ý kiến về tôn giáo, về chính trị hay về một hiệu xe, một tài tử hát bóng. Cho nên trong khi nói chuyện, nếu bạn có tánh hay nhắc đi nhắc lại cho một người nghe rằng họ lầm, thì xin bạn mỗi buổi sáng, quỳ gối tụng đoạn sau này, rồi hãy điểm tâm. Đoạn đó trích trong cuốn "Luyện tinh thần" của giáo sư James Harvey Robinson:
"Chúng ta thường tự nhiên thay đổi ý kiến dễ dàng mà không cảm động chút chi hết. Nhưng nếu có ai chỉ trích rằng ý kiến ta lầm, thì chúng ta thấy bẽ và phản kháng lại liền. Thiệt chúng ta nhẹ dạ vô cùng khi tin chắc một điều gì, nhưng có ai chỉ mới tỏ ý muốn bắt ta rời bỏ điều tin tưởng đó đi, là ta bênh vực nó một cách giận dữ, tàn bạo. Tất nhiên là ta hành động như vậy, không phải vì quý báu gì những ý tưởng đó đâu, mà chỉ vì lòng tự ái của ta bị đe dọa. Hai tiếng "của tôi" trong việc sinh nhai của loài người, là những tiếng quan trọng nhất, và khi biết suy tính đến hai tiếng đó, là biết khôn vậy. Dù là bữa cơm "của tôi", con chó "của tôi" hay nhà "của tôi", cha "của tôi", nước "của tôi", Trời "của tôi" - cái "của tôi" nào cũng có mãnh lực như nhau hết".
Chúng ta giận khi người ta bảo đồng hồ của chúng ta chậm, xe chúng ta cổ, điều đó đã đành, mà chúng ta còn giận khi người ta cho rằng những quan niệm của ta về ngôi Hỏa tinh, về công dụng của một vị thuốc, hoặc về văn minh Ai Cập là sai nữa... Chúng ta thích sống trong những tin tưởng mà chúng ta đã quen nhận là đúng rồi.Có ai chỉ trích những quan niệm đó tức thì ta phản đối lại, kiếm đủ lý lẽ để bênh vực chúng. Tóm lại, gọi là lý luận, chứ kỳ thực chúng ta chỉ tưởng tượng ra những lý lẽ để giúp ta cố giữ những thành kiến cũ của ta thôi.
Tôi nhớ có lần đặt làm những tấm màn ren để trang hoàng trong nhà. Làm rồi, ít lâu sau mới tính tiền, tôi phải trả một giá "cứa cổ".
Sau đó vài bữa, một bà bạn lại chơi, tôi chỉ những tấm màn và vô tình nói giá nữa. Bà ta la lên giọng đắc thắng: "Giá đó sao". Họ lừa ông rồi. Gì mà dữ tợn vậy?".
Quả có vậy. Nhưng sự thực đó tôi không thích nghe chút nào cả. Tôi ráng tự bào chữa. Tôi bảo bà bạn tôi rằng đồ tốt không bao giờ mắc hết, và muốn có những đồ thượng hạng, có mỹ thuật mà trả giá "bán sôn" thì được đâu, vân vân...
Hôm sau một bà khác lại coi những tấm màn đó, ngắm nghía, tấm tắc khen và tiếc không có tiền sắm nổi. Tức thì sự phản đối của tôi trái ngược lại hẳn chắc các bạn đã đoán được. Tôi đáp: "Nói thiệt ra tôi cũng vậy, không đủ tiên dùng thứ xa xí phẩm đó. Nó mắc quá. Đáng lẽ tôi không nên mua thì phải".
Khi ta có lỗi, ta có thể nhận lỗi riêng với ta. Chúng ta cũng có thể nhận lỗi với người khác nữa, nếu họ biết ngọt ngào, khôn khéo nghe ta nói. Tại sao vậy? Tại ta được tự đắc rằng đã thành thật và can đảm tự thú. Nhưng nếu người ta bắt chúng ta nuốt cay mà nhận lỗi thì lại khác hẳn.
Horace Greely, một nhà xuất bản có danh trong thời Nam Bắc chiến tranh, phản kháng kịch liệt chính sách của Lincoln. Ông dùng đủ cách chỉ trích, dọa dẫm, trào phúng, hàng tháng, hàng năm như vậy: Hy vọng ông Lincoln sẽ phải đổi chính sách... Nhưng ông đã phí công công kích và đã hoàn toàn thất bại. Những lời phúng thích, chửi mắng không làm cho người khác đổi ý họ mà theo ý mình bao giờ.
Nếu bạn muốn tu thân, tập tự chủ và làm cho người khác tin theo mình thì hãy đọc cuốn tự thuật của Benjamin Fraklin, một cuốn sách đọc rất mê và được liệt vào những tác phẩm cổ điển bực nhất của Mỹ. Trong cuốn đó, Franklin kể chuyện ông thắng được tính khả ố thích chỉ trích, tranh biện của ông ra sao, để thành một nhà ngoại giao dịu dàng nhất, hoàn toàn nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Hồi Franklin còn nhỏ, thô lỗ và vụng về, một ông bạn già dạy cho ông những chân lý nghiêm khắc này:
"Ben, mày thiệt khó chịu. Ai không đồng ý với mày thì mày có giọng cứng cỏi với người ta. Mày phản đối người ta mà như tát nước vào mặt người ta vậy. Cho nên người ta trốn mày hết: không ai chỉ bảo chi cho mày hết, vì vô ích. Vậy thì làm sao kiến thức hẹp hòi của mày có cơ hội mở mang được".
Tuy bị mắng như tát nước vào mặt vậy, nhưng ông Franklin óc đã già dặn và khôn, hiểu rằng như vậy là đáng, và ông nghe lời, tự sửa tính ngay để tránh những thất bại tai hại sau này.
Ông nhất định từ đó không chống lại ý kiến người khác nữa. Không dùng cả những chữ có ý nghĩa cả quyết như "chắc chắn", "không ngờ gì cả" v.v... mà dùng những chữ mềm mỏng hơn như "tôi thấy", "tôi tưởng tượng", "tôi hiểu rằng", "có lẽ rằng"... Có ai xét đoán lầm lộn trước mặt thì ông tự kềm chế, để đừng hăng hái chỉ trích người đó nữa, và ông bắt đầu nói với người đó rằng trong những trường hợp khác thì ý kiến của người đó đúng, trong trường hợp này, theo ông, có lẽ hơi khác v.v...
Ông thấy liền những lợi của một thái độ như vậy: nói chuyện với người khác thấy vui hơn, ý kiến của ông được người khác công nhận ngay, và khi ông lầm lỗi thì không hối hận nhiều nữa; những đối thủ của ông chịu bỏ quan niệm của họ để theo quan niệm của ông.
Phương pháp đó mới đầu trái hẳn với bẩm tính của ông, vậy mà tập luyện lâu thành thói quen. Nhờ nó (và cũng nhờ sự thanh liêm, nghiêm chính của ông) mà ông được quốc dân ủng hộ, khi ông đề nghị đặt những chế độ mới, thay thế chế độ cũ; lại được uy tín lớn trong những cuộc hội họp trước công chúng, tuy ông diễn thuyết rất dở, lúng túng, không hùng hồn chút nào. Rút cục người ta tin theo ông hết.
Trong những sự giao thiệp về thương mãi, phương pháp của Benjamin Franklin có kết quả tốt không? Đọc chuyện sau này, bạn sẽ biết:
Ông S. cậy ông Mahomey chế tạo một kiểu máy mới, dùng trong kỹ nghệ dầu lửa. Ông Mahomey vẽ bản đồ án, đưa ông S. coi, ông này bằng lòng. Ông Mahomey bèn cho thợ khởi công. Nhưng rầy rà thay, ông S. lại đem đồ án đó cho bạn bè coi. Họ chê bai đủ thứ: cái này rộng quá, cái kia ngắn quá... quá thế này, quá thế khác. Họ giày vò ông S. tới nỗi ông này hoảng lên, gọi điện thoại bảo ông Mahomey rằng không chịu nhận kiểu máy đó đâu.
Ông Mahomey xem xét lại kỹ lưỡng kiểu máy, tin chắc rằng nó hoàn toàn, và ông S. cùng bạn ông ta chẳng biết chút gì hết, chỉ trích bậy. Nhưng ông Mahomey không nói ra như vậy, sợ mất lòng, mà lại thăm ông S.
"Mới trông thấy tôi, ông Mahomey nói, ông S. nhảy chồm chồm lên, vừa chạy lại tôi vừa giơ quả đấm vừa la, mạt sát máy của tôi rồi kết luận:
"Bây giờ ông tính ra sao đây?".
Tôi rất bình tĩnh đáp rằng ông ấy muốn ra sao thì tôi sẽ làm như vậy. "Ông trả công tôi; vậy tự nhiên tôi phải làm vừa ý ông. Nhưng phải có một người chịu trách nhiệm trong vụ này chứ? Nếu ý của ông hay, thì xin ông vẽ bản đồ án khác đi; tuy tôi đã bỏ ra 2.000 đồng để bắt đầu làm máy của tôi rơi, tôi bằng lòng bỏ số tiền đó đi, làm lại máy khác cho ông, để được vừa ý ông. Nhưng, tôi xin nhắc lại, nếu ông nhất định đòi thay đổi thì ông phải chịu trách nhiệm trong sự rủi ro, máy hư chạy không được. Còn như tôi, tôi vẫn nghĩ rằng kiểu của tôi tốt, và nếu ông để cho tôi làm theo kiểu đó, thì tất nhiên tôi cũng phải gánh lấy hết cả trách nhiệm".
"Trong khi tôi nói, ông S. bình tĩnh lại lần lần và khi tôi ngưng, ông bảo tôi: "Được. Thôi cứ theo ý ông. Nhưng nếu hư hỏng thì mặc ông!".
Chẳng những máy không hư hỏng chút chi hết mà lại còn tốt lắm... và ông S. hứa mùa sau sẽ đặt làm hai cái máy như vậy nữa.
"Khi ông ta chạy lại cự tôi, đưa quả đấm lên trước mặt tôi, bảo rằng tôi chẳng biết chút chi về máy hết, tôi dằn lòng lắm mới khỏi gây lộn với ông và tự bênh vực. Nhưng sự nén lòng giận đó đã có kết quả tốt. Nếu không như vậy, chúng tôi sẽ kiện nhau, tôi sẽ mất tiền và làm cho một khách hàng tốt hóa ra một kẻ thù của tôi. Tôi quả quyết rằng không khi nào được bảo người khác là họ lầm hết: Phương pháp đó nguy hiểm lắm".
Lời khuyên đó không mới mẻ gì. Mười chín thế kỷ trước, Đức Giê-su nói: "Con hãy mau mau theo ý kiến đối thủ của con đi".
Nghĩa là: Đừng tranh biện với người khác, dù người đó là khách hàng, hay là bạn trăm năm, là kẻ thù của mình. Đừng chỉ cho người ta thấy rằng người ta lầm lộn, đừng làm cho người ta tức giận, trái lại phải biết khôn khéo.
Hai ngàn năm trước Thiên Chúa giáng sinh, một ông vua Ai Cập nói nhỏ với con ông như vầy: "Phải khôn khéo biết ngoại giao, con như vậy đạt được mục đích dễ dàng hơn".
Chúng ta bây giờ cần lời khuyên đó lắm.
Vậy muốn cho người khác theo ý mình, xin bạn nhớ quy tắc thứ hai sau này:
"Phải tôn trọng ý kiến của người khác
Đừng bao giờ chê ai là lầm hết".
Chữ ký của: Mr.D
tiendung
Thành viên tích cực
Thành viên tích cực
tiendung
Nam
Cung hoàng đạo : Ma Kết
Post : 174
Points : 5224
thanked : 3
Tham gia : 23/08/2010
Tuổi : 32
Status : Sống đơn giản cho đời thanh thản. Cứ hồn nhiên rồi sẽ bình yên ^^!
Sở thích : Sinh viên

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiWed Mar 02, 2011 7:32 pm
Status:
vậy Longken sau khj "copy-paste" rùi có đọc ko ku ? Hôm bữa tui cũng có cuốn đóa nhưng cũng giống og ở chỗ làm biếng đọc nhưng khác og ở chỗ là sau khi đọc mấy trang đầu là zong lun kaka.... Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 257955 .
Tui thấy og nói là og tác giả chít rùi nhưng og có bik là con chau of ổng lun tái bản thường xuyên nên.... coi chừng đóa kaka Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 390513 Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 390513 Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 390513
Chữ ký của: tiendung
stork192
Admin
Admin
stork192
Nam
Cung hoàng đạo : Song Ngư
Post : 220
Points : 5350
thanked : 10
Tham gia : 16/08/2010
Tuổi : 32
Status : đất Thủ

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiWed Sep 28, 2011 8:30 pm
Status:
tui không đọc nổi cái này! Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 480651851 Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 83443 Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 83443
Chữ ký của: stork192
Sún
Admin
Admin
Sún
Nam
Cung hoàng đạo : Xử Nữ
Post : 400
Points : 5486
thanked : 24
Tham gia : 06/12/2010
Tuổi : 31
Status : iu zk ! :P
Sở thích : thíc zk :))
https://www.youtube.com/user/tienanh92?feature=mhsn

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiThu Sep 29, 2011 12:28 pm
Status:
chú ý. mọi người viết cái gì thì viết ngắn ngắn. hoặc la chia ra làm nhiều tập. mới có hứng đọc. chứ nhìn cái dàn bài là mún đi ngủ rùi ! choáng váng
Chữ ký của: Sún
stork192
Admin
Admin
stork192
Nam
Cung hoàng đạo : Song Ngư
Post : 220
Points : 5350
thanked : 10
Tham gia : 16/08/2010
Tuổi : 32
Status : đất Thủ

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiThu Sep 29, 2011 4:15 pm
Status:
không thì đọc rồi thấy đoạn nào hay thì post lên thôi, kèm theo lời bình luận và chia sẽ!..v.v....
Chữ ký của: stork192
Sún
Admin
Admin
Sún
Nam
Cung hoàng đạo : Xử Nữ
Post : 400
Points : 5486
thanked : 24
Tham gia : 06/12/2010
Tuổi : 31
Status : iu zk ! :P
Sở thích : thíc zk :))
https://www.youtube.com/user/tienanh92?feature=mhsn

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiThu Sep 29, 2011 4:58 pm
Status:
Question
Chữ ký của: Sún
stork192
Admin
Admin
stork192
Nam
Cung hoàng đạo : Song Ngư
Post : 220
Points : 5350
thanked : 10
Tham gia : 16/08/2010
Tuổi : 32
Status : đất Thủ

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiFri Sep 30, 2011 10:15 am
Status:
†™»Ç⵺ú†«™† đã viết:
Question
Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 47640 spam này Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 4150279058 spam này! Cool
Chữ ký của: stork192
Sún
Admin
Admin
Sún
Nam
Cung hoàng đạo : Xử Nữ
Post : 400
Points : 5486
thanked : 24
Tham gia : 06/12/2010
Tuổi : 31
Status : iu zk ! :P
Sở thích : thíc zk :))
https://www.youtube.com/user/tienanh92?feature=mhsn

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiFri Sep 30, 2011 7:35 pm
Status:
Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 4270078285 wanh' t ah` Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 1378973249 cắt of m giờ Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 940720073 Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 940720073 hohoho Cool
Chữ ký của: Sún
hachiko
Admin
Admin
hachiko
Nữ
Cung hoàng đạo : Cự giải
Post : 679
Points : 6246
thanked : 7
Tham gia : 09/08/2010
Tuổi : 31
Status : iu chồng ! :P
Sở thích : Thík chồng :))
https://12a1.forumvi.com

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiFri Sep 30, 2011 10:57 pm
Status:
ổng có quánh ông đâu??? ổng chơi lựu đạn =))
Chữ ký của: hachiko
Sún
Admin
Admin
Sún
Nam
Cung hoàng đạo : Xử Nữ
Post : 400
Points : 5486
thanked : 24
Tham gia : 06/12/2010
Tuổi : 31
Status : iu zk ! :P
Sở thích : thíc zk :))
https://www.youtube.com/user/tienanh92?feature=mhsn

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiFri Sep 30, 2011 11:01 pm
Status:
bênh người ngoài ha ?
Cool
Chữ ký của: Sún
Mr.D
moderator
moderator
Mr.D
Nam
Cung hoàng đạo : Thiên Bình
Post : 259
Points : 5223
thanked : 9
Tham gia : 17/11/2010
Tuổi : 31
Status : Bình Dương

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiSat Oct 01, 2011 8:48 pm
Status:
Ai cho mấy ngừ dzô đây cãi nhau hã !!Chỗ này là địa bàn của tui nhá...!!! Cool Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 341432434
Chữ ký của: Mr.D
hachiko
Admin
Admin
hachiko
Nữ
Cung hoàng đạo : Cự giải
Post : 679
Points : 6246
thanked : 7
Tham gia : 09/08/2010
Tuổi : 31
Status : iu chồng ! :P
Sở thích : Thík chồng :))
https://12a1.forumvi.com

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiSat Oct 01, 2011 9:08 pm
Status:
ngon hen... địa bàn lun hen cười thầm
Chữ ký của: hachiko
Mr.D
moderator
moderator
Mr.D
Nam
Cung hoàng đạo : Thiên Bình
Post : 259
Points : 5223
thanked : 9
Tham gia : 17/11/2010
Tuổi : 31
Status : Bình Dương

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiSat Oct 01, 2011 9:40 pm
Status:
Ý quên..!! HEHE !! TRÙM đang ở đây !! Smile
Chữ ký của: Mr.D
hachiko
Admin
Admin
hachiko
Nữ
Cung hoàng đạo : Cự giải
Post : 679
Points : 6246
thanked : 7
Tham gia : 09/08/2010
Tuổi : 31
Status : iu chồng ! :P
Sở thích : Thík chồng :))
https://12a1.forumvi.com

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiSun Oct 02, 2011 10:24 pm
Status:
Cool
Chữ ký của: hachiko
stork192
Admin
Admin
stork192
Nam
Cung hoàng đạo : Song Ngư
Post : 220
Points : 5350
thanked : 10
Tham gia : 16/08/2010
Tuổi : 32
Status : đất Thủ

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiMon Oct 03, 2011 4:58 pm
Status:
haha! Trùm spam! Laughing
Chữ ký của: stork192
Mr.D
moderator
moderator
Mr.D
Nam
Cung hoàng đạo : Thiên Bình
Post : 259
Points : 5223
thanked : 9
Tham gia : 17/11/2010
Tuổi : 31
Status : Bình Dương

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiMon Oct 03, 2011 6:44 pm
Status:
Thêm 1 ông mới SPAM kìa...!! Cool
Chữ ký của: Mr.D
stork192
Admin
Admin
stork192
Nam
Cung hoàng đạo : Song Ngư
Post : 220
Points : 5350
thanked : 10
Tham gia : 16/08/2010
Tuổi : 32
Status : đất Thủ

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiTue Oct 04, 2011 11:41 am
Status:
°°» ° Mr.D ° » °° đã viết:
Thêm 1 ông mới SPAM kìa...!! Cool
hưởng ứng phong trào thôi! diễn đàn mình đổi tên là vừa! What a Face
Chữ ký của: stork192
Mr.D
moderator
moderator
Mr.D
Nam
Cung hoàng đạo : Thiên Bình
Post : 259
Points : 5223
thanked : 9
Tham gia : 17/11/2010
Tuổi : 31
Status : Bình Dương

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiTue Oct 04, 2011 8:10 pm
Status:
Kêu gọi đồng bào thôi !! Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống. - Page 2 3032212684
Chữ ký của: Mr.D
hachiko
Admin
Admin
hachiko
Nữ
Cung hoàng đạo : Cự giải
Post : 679
Points : 6246
thanked : 7
Tham gia : 09/08/2010
Tuổi : 31
Status : iu chồng ! :P
Sở thích : Thík chồng :))
https://12a1.forumvi.com

Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bàiTue Oct 04, 2011 9:27 pm
Status:
Cool tính tạo phản ha mấy bé
Chữ ký của: hachiko
Sponsored content


Bài gửiRe: Đắc nhân tâm...Nghệ thuật sống.
Thời gian đăng bài
Status:
Chữ ký của: Sponsored content
»»»»»»»»» HÃY CÙNG CHIA SẺ VỚI BẠN BÈ BẰNG CÁCH «««««««««
Copy đường link dưới đây gửi đến nick yahoo bạn bè!


Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
-`๑´- Diễn đàn lớp 12a1 - THĐ (07-10) -`๑´- :: ๑۩۞۩๑♥]๑۩۞۩๑ (¯`• Tổng Hành Dinh 12a1•´¯) ๑۩۞۩๑[♥๑۩۞۩๑_ :: Tâm sự mem 12A1 :: Gia đình - cuộc sống-
 
Bài trước   Bài sau
 Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5  Next 
 


GMT +7. Hôm nay: Mon May 20, 2024 4:17 am


Skin valentine's day
mã nguồn: vbulletin
phiên bản: 3.8.7
rip qua Forumotion: vlt
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất